Tăng tiết mồ hôi toàn thân hay còn gọi là chứng hyperhidrosis. Mồ hôi sẽ bị chảy nhiều hơn ở một số bộ phận trên cơ thể như: đầu, mặt, lưng… Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị đúng cách. Từ đó giúp tình trạng tăng tiết mồ hôi của người bệnh được cải thiện.
Mục lục:
Tăng tiết mồ hôi toàn thân là gì?
Đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiệt độ nóng, hoạt động thể chất và thậm chí là căng thẳng. Nhưng một số người mắc chứng hyperhidrosis , khiến họ đổ mồ hôi quá nhiều trong các tình huống khác nhau. Xem thêm
Hyperhidrosis là thuật ngữ dùng để chỉ người tăng tiết mồ hôi quá mức cần thiết để điều tiết nhiệt độ bình thường của cơ thể. Đây là một tình trạng thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hyperhidrosis, nhưng các vị trí thường bị ảnh hưởng nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân và nách.
Đối với nhiều người bị hyperhidrosis, tình trạng này có thể kiểm soát được và không đáng lo ngại. Đối với những người khác, đó là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn, như đau tim, nhiễm trùng, vấn đề về tuyến giáp hoặc thậm chí là ung thư. Hãy đọc tiếp để nắm được nguyên nhân của bệnh và tìm ra phương án điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi toàn thân
Để hiểu rõ hơn về sự tăng tiết mồ hôi ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Bạn cần biết rằng, cơ thể con người có 2 tuyến mồ hôi là Eccrine và Apocrine. Mỗi tuyến lại tiết ra mồ hôi ở những vị trí khác nhau, mùi khác nhau, chức năng khác nhau. Chúng chịu sự kích thích của những yếu tố khác nhau. Những yếu tố này chính là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi ở những bộ phận trên cơ thể bạn.
Tuyến mồ hôi ngoại tiết (Eccrine) bị kích thích bởi hệ thống thần kinh giao cảm
Tuyến Eccrine là một loại tuyến mồ hôi trực tiếp tiết ra chất lỏng thông qua một ống dẫn vào bề mặt da. Nó được coi là tuyến mồ hôi chính trong cơ thể, phân bố ở mọi chỗ như lưng, bụng, đùi, cổ, mặt, đầu, nhiều nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Chức năng chính của chúng là tiết ra mồ hôi điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Mồ hôi của tuyến Eccrine tiết ra không có màu, không có mùi, thành phần chủ yếu là nước, muối khoáng và acid lactic. (Ở chỗ này bạn đang thắc mắc là nếu mồ hôi không có mùi thì sao mồ hôi ở chân lại hôi. Riêng mồ hôi chân đổ nhiều và có mùi là do sự hoạt động của vi khuẩn trong môi trường không thông thoáng đấy).
Các tuyến eccrine có thể sẽ tiết nhiều mồ hôi quá mức khi bị kích thích bởi hệ thống thần kinh giao cảm trong quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể hoặc bạn đang lo lắng, sợ hãi, đau đớn, căng thẳng. Bằng cách bài tiết nước dư thừa và các chất điện giải không mong muốn có trong cơ thể, các tuyến này duy trì sự cân bằng ion của cơ thể. Các thành phần của chất lỏng được tiết ra bởi các tuyến này như kháng thể và globulin miễn dịch liên quan đến việc bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Tuyến mồ hôi nội tiết (Apocrine) bị kích thích bởi yếu tố cảm xúc
Tuyến mồ hôi Apocrine là tuyến tiết các chất gián tiếp ra bề mặt da bên ngoài. Các tuyến apocrine chủ yếu được tìm thấy ở nách, vú, háng, mí mắt, tai, giữa bộ phận sinh dục và hậu môn. Mồ hôi do tuyến Apocrine tiết ra là một chất lỏng đặc hơn mồ hôi bình thường, giàu hợp chất lipid, ure và amoniac. Khi các chất này được tiết ra ở nách hoặc vùng kín, các vi khuẩn sẽ phân huỷ các chất này và gây nên mùi khó chịu.
Các tuyến apocrine sẽ bắt đầu hoạt động khi bạn đến tuổi dậy thì. Những trường hợp như bị kích thích tình dục, đau đớn, sợ hãi hoặc lo lắng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng kích thước của các tuyến apocrine và làm tăng tiết nhiều hơn.
Tăng tiết mồ hôi do bị bệnh lý
Ngoài những lý do về sự kích thích của dây thần kinh giao cảm đối với tuyến eccrine và sự gia tăng kích thước của các tuyến apocrine thì tăng tiết mồ hôi toàn thân còn liên quan tới vấn đề về sức khỏe như: bệnh tim mạch, bệnh về tuyến giáp, ung thư…. Về vấn đề này, bạn nên đi bệnh viện để kiểm tra một cách chính xác.
Cách điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân
Có nhiều cách để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Sử dụng chất chống mồ hôi
Đây có thể là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ da liễu khuyên bạn nên áp dụng. Ưu điểm của nó là giá cả phải chăng, có thể hiệu quả khi được áp dụng theo chỉ dẫn. Với những chất chống mồ hôi, bạn chỉ có thể sử dụng để bôi vào nách, tay, chân và chân tóc. Nhược điểm của nó là có thể có tác dụng phụ như: khiến bạn cảm giác bỏng rát, không phù hợp với da nhạy cảm
Bài viết bạn quan tâm: CHẤT CHỐNG MỒ HÔI VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG
Iontophoresis (thiết bị điện di ion chống đổ mồ hôi)
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân hoặc cả cơ thể của bạn thì đây có thể là một giải pháp thông minh mà bạn nên thử. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể chữa ở bệnh viện hoặc sử dụng điều trị tại nhà. Hầu hết mọi người cần khoảng 6 đến 10 lần điều trị để bàn tay, chân, nách hay các bộ phận khác trở nên khô ráo.
Lúc đầu, bạn có thể cần hai hoặc ba lần điều trị mỗi tuần. Một buổi điều trị thường kéo dài từ 20 đến 40 phút. Khi bạn thấy kết quả tốt hơn, bạn có thể lặp lại điều trị nếu cần để duy trì kết quả. Điều này có thể dao động từ một lần một tuần đến một lần một tháng.
Nhược điểm của phương pháp này là sẽ khiến bạn cảm thấy hơi tê một chút trong quá trình điều trị.
Tiêm độc tố botulinum
Để điều trị chứng đổ mồ hôi quá nhiều, bác sĩ da liễu có thể tiêm một lượng rất nhỏ độc tố botulinum vào một số vùng da dưới cánh tay. Khi thực hiện đúng cách, bạn sẽ ít đau hoặc khó chịu. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ có tác dụng từ 4-6 tháng, yếu cơ tạm thời, chỉ sử dụng được ở nách và giá mũi tiêm khá cao.
Bài viết bạn quan tâm: TIÊM BOTOX CHỮA MỒ HÔI – KHÔNG PHẢI AI CŨNG PHÙ HỢP
Sử dụng thuốc theo toa
Một số bệnh nhân được kê toa một loại thuốc tạm thời ngăn đổ mồ hôi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều trị hiệu quả chứng ra mồ hôi liên quan đến toàn bộ cơ thể. Nhược điểm là nó ngăn cản các tuyến mồ hôi hoạt động. Vì thế, các vận động viên, những người làm việc ở nơi nóng bức và bất kỳ ai sống ở nơi có khí hậu ấm áp nên hết sức thận trọng khi sử dụng phương pháp điều trị này bởi cơ thể có thể không tự làm mát được. Đồng thời, nó có một số tác dụng phụ như: Khô miệng, khô mắt, mờ mắt, tim đập nhanh (nhịp tim bất thường)
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Một số phương pháp phổ biến là: cắt bỏ thần kinh giao cảm, hút tuyến mồ hôi, nạo tuyến mồ hôi, phẫu thuật bằng laser.
Phẫu thuật có ưu điểm là có thể ngăn tiết mồ hôi quá nhiều, loại bỏ các tuyến mồ hôi. Nhưng nhược điểm là có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nhiễm trùng, đau nhức, bầm tím, sẹo (khi cắt bỏ, hút nạo tuyến mồ hôi) và đổ mồ hôi bù trừng, tổn thương các dây thần kinh chạy giữa não và mắt, huyết áp cực thấp, nhịp tim không đều và không thể chịu được nhiệt ( Phẫu thuật cắt bỏ giao cảm). Hầu hết phẫu thuật chỉ chữa tăng tiết mồ hôi nách hay bàn tay.
Sau khi tìm hiểu về bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân, nguyên nhân cũng như một số cách chữa, hy vọng bạn sẽ chọn cho mình được phương pháp phù hợp để được sống, sinh hoạt, làm việc như những người bình thường. Chúc các bạn thành công!