Just another WordPress site
Đồng phục

Cách phối đồng phục cho nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ

Cách phối đồng phục cho nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ

Nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ là 2 bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng. Vì thế chọn và phối đồng phục sao cho đẹp rất quan trọng, giúp khách hàng có được dấu ấn tốt để quay lại nhiều lần hơn nữa. Trong bài viết này, công ty Handy Uni sẽ gợi ý cho bạn một vài cách phối đồng phục cho 2 vị trí làm việc này trong các nhà hàng, hãy cùng theo dõi!

Một vài khái niệm cần nhớ trước khi học phối đồng phục nhà hàng

Trước khi tham khảo về những cách phối đồng phục cho nhân viên, trước hết bạn phải biết nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ là gì, làm việc ở vị trí nào. Từ đó mới có thể hiểu được vì sao phối đồng phục đẹp lại quan trọng đến như vậy.

  • Nhân viên tiếp đón: Còn được gọi là hostess – thuật ngữ dùng để chỉ các nhân viên tiếp đón trong nhà hàng hiện nay. Công việc chính của các hostess đó là: Chào đón khách hàng, hỏi thông tin đặt hàng và hướng dẫn khách đến đúng vị trí, ghi nhớ thông tin của khách hàng VIP, mở cửa và cảm ơn khách khi ra về.
  • Nhân viên phục vụ: Là vị trí làm việc có số lượng người đông đảo nhất trong các nhà hàng. Công việc chính là tiếp nhận order của khách, bưng bê đồ ăn phục vụ, dọn dẹp các loại chén bát trên bàn không sử dụng nữa, tính tiền và giải quyết các khiếu nại trong thẩm quyền.

Nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ là bộ mặt của nhà hàng

Hướng dẫn phối đồng phục theo từng vị trí làm việc riêng

Như đã chia sẻ, nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh tác phong chuyên nghiệp, chỉn chu thì lựa chọn đồng phục mặc hàng ngày cũng rất quan trọng? Vậy làm thế nào để có được những mẫu đồng phục phù hợp nhất? Cùng theo dõi tiếp nhé.

Phối đồng phục cho nhân viên tiếp đón

Nhân viên tiếp đón có vị trí và công việc khá giống với lễ tân trong các khách sạn cao cấp. Do vậy khi phối đồng phục cũng cần phải đảm bảo về sự chỉn chu, thanh lịch và mang đến cái nhìn thiện cảm cho mọi thực khách khi bước chân vào nhà hàng.

Cách phối đồng phục cũng cần dựa trên trang trí nhà hàng, phong cách hướng đến và món ăn chủ đạo là gì. Một số cách phối để các nhà hàng tham khảo đó là:

  • Áo sơ mi phối chân váy: Đây là cách phối cơ bản nhất có thể áp dụng cho mọi phong cách nhà hàng, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp lại rất duyên dáng. Đi kèm có thể là giày búp bê hoặc giày cao gót tuỳ vào công việc có phải di chuyển nhiều hay không.
  • Trang phục truyền thống phối phụ kiện: Áo dài, kimono, hanbok, váy dài Thái Lan… là các trang phục thường thấy ở những nhà hàng truyền thống. Bạn có thể sử dụng các mẫu cách tân với thiết kế nhỏ gọn để thuận tiện khi sử dụng. Đừng quên phối thêm các phụ kiện khác như: Mấn, trâm cài, hoa tai… để tổng thể đồng phục thêm đẹp.
  • Sơ mi phối gile và quần tây ống rộng: Ở những nhà hàng cao cấp hoặc theo đuổi phong cách châu Âu thì đây là cách phối đồng phục phù hợp nhất cho nhân viên tiếp đón. Với trang phục này bạn nên sử dụng màu tối, tóc búi gọn gàng để tăng thêm phần chuyên nghiệp.

Cách phối trang phục đơn giản cho nhân viên tiếp đón

Phối đồng phục thế nào cho nhân viên phục vụ nhà hàng?

So với nhân viên tiếp đón thì nhân viên phục vụ phải di chuyển và làm việc nhiều hơn. Vì thế khi phối đồng phục phải đảm bảo sự gọn gàng, thoải mái để không làm ảnh hưởng đến công việc. Nếu chưa biết chọn trang phục nào cho phù hợp, tham khảo ngay những gợi ý dưới đây:

  • Áo phông đồng phục phối quần jean: Đây là cách phối cơ bản nhất rất thích hợp với những nhà hàng bình dân hoặc có số lượng nhân viên phục vụ đông. Mẫu đồng phục này giúp tăng thêm vẻ ngoài năng động, cá tính; đồng thời vẫn đảm bảo chỉn chu và di chuyển linh hoạt cho nhân viên khi mặc.
  • Áo sơ mi/quần tây/gile: Với những nhà hàng cao cấp hơn thì có thể dùng áo sơ mi, áo gile phối cùng quần tây tối màu. Bởi đặc trưng của nhà hàng cấp cao là cách bố trí bàn ăn cách xa nhau, phong thái chuyên nghiệp nên cần đến tác phong chỉn chu. Hơn nữa bên trong nhà hàng đã có điều hoà, nên sử dụng mẫu đồng phục này sẽ không quá nóng.
  • Phụ kiện tạp dề, giày: Với nhà hàng bình dân có thể dùng giày thể thao để di chuyển được thoải mái, còn với nhà hàng cao cấp nên chọn giày tây tối màu hoặc giày lười. Tạp dề đi kèm là tạp dề yếm tối màu, có túi trước ngực hoặc trước bụng để đựng vật dụng cá nhân và giấy bút/máy tính bảng order.

Hướng dẫn phối đồng phục cho nhân viên phục vụ

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp khách hàng có được những tin tức hữu ích để phối đồng phục cho nhân viên tiếp đón và nhân viên phục vụ cho phù hợp. Tại Handy Uni hiện nay cung cấp rất nhiều mẫu đồng phục nhà hàng đẹp, đa dạng về kiểu dáng và phong cách. Quý khách nếu cần tham khảo thêm về đồng phục nhà hàng Nhật Bản hoặc các nhà hàng khác, hãy truy cập vào website https://handyuni.vn/dong-phuc-nha-hang-nhat-ban/ để tìm hiểu nhé.

 

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO VÀ DU LỊCH UPES3


Địa chỉ mới: Số 570 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng
Website: https://upes3.edu.vn
Hotline: 0969645151 * Email: contact@upes3.edu.vn
Chính sách quyền riêng tư, Thông báo

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn “upes3.edu.vn” như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

DMCA.com Protection Status