Phần đúng của câu trên phản ánh một thực tế: sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt trường phổ thông đã cung cấp cho học sinh quá nhiều kiến thức tiếng Việt không cần thiết. Ðiều này xuất phát từ quan niệm đã là SGK cần giải thích được tất cả những hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt. Hệ quả là các nhà viết SGK luôn tìm cách đưa vào sách một loạt khái niệm nhằm giải thích được càng nhiều càng tốt những hiện tượng tiếng Việt. Mà những hiện tượng trên bề mặt ngôn từ lại vô cùng phong phú và phức tạp. Thế là sinh rối, sinh ra những “phong ba bão táp” trong hệ thống khái niệm ngữ pháp…
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT là bộ sách được biên soạn theo chương trình cải tiến dùng cho sinh viên khoa Ngữ văn các trường Đại học sư phạm trong cả nước. Sách cũng là tài liệu tham khảo cần thiết đối với giáo viên dạy tiếng Việt, giáo sinh các trường sư phạm. Bộ sách gồm hai tập:
– Tập một: gồm hai phần (Cấu tạo từ và Từ loại).
– Tập hai: gồm hai phần (Cụm từ và Câu).
Bộ sách Ngữ pháp tiếng Việt được viết theo tinh thần vừa kế thừa kiến thức truyền thống đã và đang được lưu hành, vừa bổ sung kiến thức là thành tựu của giới nghiên cứu tiếng Việt vài năm trở lại đây. Sách được Hội đồng thẩm định sách đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ phận thuộc Bộ Giáo dục cũ) giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Đại học sư phạm.
Sách hiện có tại Thư viện trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Giới thiệu: Nguyễn Thị Hùng
- Hai vạn dặm dưới biển
- Những người khốn khổ – Vichto Huygô
- GIÁO TRÌNH Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
- GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
- Sổ tay hướng dẫn công tác thể dục thể thao cơ sở