Thiếu máu cơ tim là hậu quả lâu dài khó tránh khỏi của bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, đái tháo đường. Tình trạng này không chỉ gây ra các cơn đau thắt ngực, làm giảm khả năng gắng sức của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Cùng với thuốc, một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị thiếu máu cơ tim (thiếu máu tim cục bộ) đạt hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch vành bị thiếu máu cơ tim mà bạn không nên bỏ qua.
Mục lục:
Chế độ ăn dành cho người thiếu máu tim mắc kèm tăng huyết áp
Chế độ ăn cho người thiếu máu cơ tim do tăng huyết áp cần giảm mặn (giảm muối). Bởi việc nạp nhiều muối sẽ khiến tình trạng cao huyết áp tăng nặng hơn. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng Natri tối thiểu cho hoạt động hàng ngày của một người từ 200 – 500mg, tương đương với 0,5 – 1,25 g muối.
- Người bệnh tim mạch, đái tháo đường có tăng huyết áp nên sử dụng lượng Natri càng gần ngưỡng tối thiểu càng tốt, bao gồm cả lượng Natri có trong thực phẩm và lượng Natri bổ sung có trong bột canh, bột gia vị, nước chấm (nước mắm, nước tương/xì dầu)
- Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên sử dụng ít hơn 5 g muối (chứa 23000mg = 2.3g Natri)/ngày, bao gồm cả lượng muối có trong thực phẩm và các đồ chấm, gia vị cho vào món ăn.
Ăn giảm mặn không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn. Bạn chỉ cần hạn chế tối đa sử dụng muối, bột canh, mì chính, nước mắm trong việc chế biến hay chấm thức ăn. Bạn có thể giảm lượng muối hàng ngày bằng các thói quen đơn giản sau:
- Giảm 1/2 lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng.
- Bỏ thói quen chấm ngập thức ăn vào nước chấm. Nên pha loãng nước mắm để chấm.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp, thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích, các loại mắm, dưa cà…
- Không nên cố uống hết bát nước canh, nước của các món bún, phở, miến, đặc biệt khi ăn ở hàng quán.
- Đọc nhãn trước khi mua thực phẩm chế biến sẵn và chỉ chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp.
Đặc biệt, người bệnh tăng huyết áp có thể tham khảo chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Đây là chế độ ăn được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng giúp kiểm soát huyết áp, mỡ máu tối ưu nhất.
Chế độ ăn DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: ăn nhiều rau quả, chế phẩm từ sữa ít béo; tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt; giảm hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol; hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ. Để tìm hiểu chi tiết nhất về chế độ ăn này, bạn hãy tham khảo bài viết Chế độ ăn DASH – chế độ ăn tốt nhất cho người tăng huyết áp
Người mắc đái tháo đường và thiếu máu cơ tim nên ăn ra sao?
Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/l
Trong giai đoạn đầu, bạn hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết sau khi ăn 1-2 giờ. Nếu trên 10 mmol/l, bạn cần giảm lượng thức ăn trong các bữa sau đó.
Thứ hai: Không bị hạ đường huyết ở thời điểm xa bữa ăn
Hạ đường huyết cũng nguy hiểm như tăng đường huyết. Nếu bị hạ đường huyết nhiều, điều này có nghĩa chế độ ăn hiện tại của bạn chưa thực sự tốt. Bạn cần tăng lượng tinh bột hoặc thịt trong bữa chính và bổ sung bữa phụ để tránh đường huyết xuống quá thấp.
Thứ ba: Duy trì cân nặng hợp lý
Người bệnh gầy sút cân phải có chế độ ăn tăng cân và ngược lại. Bạn có thể xác định mức cân nặng phù hợp dựa vào BMI – chỉ số khối cơ thể:
BMI = Cân nặng (kg) : Chiều cao (m) : Chiều cao (m)
Ví dụ: Một người cao 1m55, cân nặng 53kg có chỉ số BMI là 53 : 1.55 : 1.55 = 22
Bảng đánh giá BMI dành riêng cho người châu Á theo Tổ chức Y Tế thế giới WHO
Phân loại | Giá trị BMI |
Thiếu cân | < 18.5 |
Bình thường | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | ≥ 23 |
Béo phì | ≥ 25 |
Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO
Thứ tư: Không làm tăng cơ hội cho biến chứng phát triển
Biến chứng đái tháo đường sẽ đến nhanh hơn nếu bạn có 3 thói quen ăn uống sau:
- Kiêng hoàn toàn đồ ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt làm sẽ làm bạn tăng đường huyết nhưng nếu kiêng hoàn toàn, bạn sẽ bị hạ đường huyết và là một trong những yếu tố khiến các biến chứng xuất hiện nhanh hơn.
- Kiêng hoàn toàn trái cây: Một quả chuối 1 lạng hoặc 1 lạng mít, 1 lạng na chỉ chứa khoảng 15g đường. Trong khi đó, 1 bát bún có 50g đường, 1 bát phở có 60g đường, 1 gói mì tôm có 50g đường. Như vậy rõ ràng ăn hoa quả sẽ ít gây tăng đường huyết hơn các chất bột đường khác.
- Sợ chất béo: Thực tế, nhiều loại chất béo như trứng còn làm tăng HDL – cholesterol (một loại mỡ máu tốt) và giảm nguy cơ biến cố tim mạch.
Thứ năm: Khiến người ăn cảm thấy “vui vẻ, hạnh phúc”
Bạn không nên đặt mục tiêu ăn uống quá khắt khe ngay từ giai đoạn mới mắc. Điều này có thể làm tăng phản ứng stress oxy hóa và thúc đẩy biến chứng xuất hiện sớm hơn. Thay đổi từ từ, ăn giảm từng chút một mới là cách ăn đúng cho người đái tháo đường.
Người bị thiếu máu cơ tim do xơ vữa mạch vành nên ăn gì?
Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó trưởng khoa ĐTĐ, Bệnh viện Nội tiết TW: “Thủ phạm” chính gây ra mỡ máu và biến cố tim mạch không phải chất béo mà là tinh bột. Tinh bột không chỉ gây tăng đường huyết mà còn làm tăng nhanh mỡ máu xấu (LDL-cholesterol), đặc biệt là tăng triglycerid. Ở người bị tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng LDL-cholesterol và tăng triglycerid, giảm bớt tinh bột mới giảm được các chỉ số này.
Vì vậy, người xơ vữa mạch vành cần có một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, chống viêm và chất béo không bão hòa, hạn chế đường và chất béo bão hòa nhằm kiểm soát mỡ máu, hạn chế xơ vữa mạch vành nặng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ ăn cho người tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch vành bị thiếu máu cơ tim. Để tìm hiểu thêm về các thực phẩm nên ăn, nên kiêng, đặc biệt là thực đơn chi tiết hàng ngày, bạn hãy tham khảo bài viết Cẩm nang chế độ ăn cho người thiếu máu cơ tim [Đầy đủ, chi tiết nhất].
Thông tin cho bạn
Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh thì việc bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ chiết xuất từ thông Dahurian góp phần cải thiện đáng kể tình trạng xơ vữa mạch, giảm nguy cơ huyết khối và giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim ở bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Với hơn 600 nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát hiện Dihydroquercetin chiết suất từ thông Dahurian, không chỉ giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, ổn định huyết áp mà còn có khả năng thông huyết mạch, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn vi mạch vành và phục hồi vi tuần hoàn sau đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Chiết xuất từ thông Dahurian nay đã có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây, số 19A/126 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội, điện thoại: 0981 238 219.
Tham khảo:
- http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-an-giam-muoi-va-cac-benh-man-tinh-khong-lay.html
- http://benhvientrieuson.vn/web/trang-chu/thu-vien-tai-lieu/tai-lieu-y-hoc/che-do-an-dash-trong-dieu-tri-tang-huyet-ap.html
- https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/206936/0957708211_eng.pdf?sequence=1&tnqh_x0026;isAllowed=y
- Video BS Cường tư vấn 1: https://youtu.be/h3yzIaa248Y
- Video BS Cường tư vấn 2: https://youtu.be/sNESJF6uV4k
- https://www.nutranews.org/en–veinotonics–taxifolin-an-important-role-in-capillary-health–1288